7. Áp kế bị hỏng hoặc không chính xác:
– Hiện tượng: Mặt kính bị vỡ. Khi kiểm tra áp kế, lúc ngắt kim không trở về vị trí số 0 mà lệch với vị trí “0” trị số lớn hơn ½ trị số cho phép. Hơi và nước tràn đầy mặt kính.
– Nguyên nhân: Không kiểm định đồng hồ hằng năm. Do tác dụng của ngoại lực.
– Cách xử lý: Trong trường hợp mặt kính vỡ, nhưng áp kế vẫn hoạt động tốt cho phép làm việc đến hết ca. Các trường hợp khác phải thay áp kế mới.
8. Van an toàn hỏng:
– Hiện tượng: Đóng không kín khi áp suất chưa cao quá mức cho phép. Vượt quá áp suất cho phép mà vẫn không làm việc.
– Nguyên nhân: Bề mặt tiếp xúc của van bị mòn không đều, bị vênh. Kẹt cứng lò xo hoặc các bộ phận cơ khí.
– Cách xử lý: Phải ngừng hoạt động của lò để thay thế hoặc sửa chữa xong việc phải báo cho Thanh Tra ATLĐ kiểm tra và kẹp chì lại. Trường hợp van an toàn không đóng kín và lượng hơi thoát ra không nhiều, cho phép vận hành đến hết ca, sao đó ngừng lò để sửa chữa. Trường hợp sụt lỡ nhiều phải ngừng ngay lại, chờ nguội và sửa chữa kịp thời.
9. Sụp lở tường lò hộp lửa, hộp khói:
– Nếu sụt cục bộ có thể vận hành hết ca sau đó ngừng lò sửa chữa. Trường hợp sụt lở nhiều phải ngừng lò ngay lại, chờ lò nguội và sửa chữa kịp thời.
10. Chảy đinh chì ở Balông:
– Đinh chì có tác dụng bảo hiểm cho Balông (hay của ống lò) trong trường hợp cạn nước nghiêm trọng, trong trường hợp người công nhân vận hành.
– Đối với nồi hơi có đinh chì bảo hiểm, việc chảy đinh chì là sự cố hết sức nghiêm trọng, làm giảm tuổi bền đáng kể của thiết bị. Trong trường hợp này phải báo cho Thanh Tra ATLĐ đến lập biên bản, tổ chức điều tra sự cố, kiểm tra lại độ bền của nồi hơi, tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa mới được phép vận hành lại.
11. Cường độ đốt giảm:
– Nguyên nhân: Thiếu gió cung cấp cho sự cháy. Nghẹt đường thoát khói.
– Cách xử lý: Cấp thêm không khí cho buồng đốt. Tăng lưu lượng hút khói. Điều chỉnh tỷ lệ nhiên liệu đốt cho phù hợp.
12. Lưỡi lửa ngắn, có hiện tượng quạt trở lại:
– Nguyên nhân: Lượng hút không đảm bảo hoặc quạt hút khói không hoạt động. Hệ thống đường ống hút bị tắc.
– Cách xử lý: Điều chỉnh lưu lượng hút cho phù hợp. Làm vệ sinh nếu đường hút bị tắc.
13. Nhiệt độ nước cấp cao:
– Nguyên nhân: Do sử dụng nước thu hồi to = 70 + 80oC, nên khi đưa qua bộ phận hâm, nước có thể nóng quá mức cho phép. Trong thời gian dài không cấp thêm nước cho nồi hơi.
– Cách xử lý: Điều chỉnh lưu lượng không khí nóng qua bộ hãm bằng cách mở to đường thoát khói trực tiếp. Cho nước trong bộ hâm hồi lưu trở lại bồn chứa trung gian.
14. Đường thoát khỏi nghẹt:
– Vệ sinh định kỳ hâm nước, ống lửa, buồng lửa, buồng khói, đường thoát khói.
– Trong trường hợp bị tắc nghẹt, phải ngừng lò và làm vệ sinh.
15. Các chú ý chung:
– Mọi sự cố xảy ra và cách xử lý sự cố phải ghi chép đầy đủ vào sổ giao ca, báo cho cán bộ quản lý nhà lò, quản đốc phân xưởng. Nhà máy phải lập đoàn thanh tra xác định nguyên nhân đề ra biện pháp khắc phục
– Các sự cố có ảnh hưởng tới độ bền của nồi hơi phải ghi vào lý lịch nồi hơi : nguyên nhân, cách xử lý, sau đó tiến hành kiểm tra lại độ bền của nồi hơi, có sự chứng kiến của thanh tra ATLĐ.
– Đối với các sự cố gây tai nạn lao động, làm chết người và hư hỏng tài sản, phải tiến hành các bước theo đúng quy định tại Chương XV – Quy phạm QPVN 23 – 81 về an toàn lao động đối với thiết bị chịu áp lực và nồi hơi do Nhà nước ban hành.