Hiện tượng cáu cặn
Cáu cặn là hiện tượng phổ biến xảy ra trong các hệ thống trao đổi nhiệt do các chất rắn hòa tan dưới tác dụng của nhiệt chuyển sang dạng không hòa tan và bám trên các bề mặt trao đổi nhiệt.
Các dạng cáu cặn thường thấy là Canxi carbonate, Canxi sulfate, cặn Silic và hệ số dẫn nhiệt của chúng thấp hơn hàng trăm lần so với kim loại. Do đó, khi lớp cáu cặn hình thành, không những làm giảm khả năng trao đổi nhiệt, dẫn tới tăng chi phí nhiên liệu mà còn tiềm ẩn nguy cơ hỏng hóc, giảm tuổi thọ hệ thống cùng nhiều hậu quả kinh tế khác.
Một số vấn đề gặp phải khi bị cáu cặn
– Giảm hệ số trao đổi nhiệt dẫn đến giảm hiệu suất làm việc, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất.
– Tăng chi phí điện năng, tăng chi phí nhiên liệu.
– Phải dừng hệ thống mà không mong muốn.
– Tăng chi phí bảo dưỡng hệ thống.
– Rút ngắn tuổi thọ thiết bị.
Vấn đề này đã và đang thực sự gây nhức nhối cho các doanh nghiệp nếu không có phương pháp giải quyết kịp thời và triệt để.
Ăn mòn
Ăn mòn là thuật ngữ chung dùng để chỉ sự biến đổi của kim loại sang dạng hợp chất hòa tan. Trong nồi hơi bằng kim loại, sự ăn mòn ở đây là sự chuyển hóa thép thành gỉ sắt. Trong nồi hơi, có 2 dạng ăn mòn phổ biến, đó là:
1) Ăn mòn rỗ ô xy, được thấy trên các ống trao đổi nhiệt và trong bao hơi.
2) Ăn mòn do pH thấp, thường thấy trong hệ thống ngưng tụ hơi.
Ăn mòn có thể làm hỏng những bộ phận quan trọng của hệ thống nồi hơi, gây lắng cặn các sản phẩm ăn mòn trong các bộ phận thiết yếu của hệ thống trao đổi nhiệt và làm giảm công suất của toàn bộ hệ thống.
Sôi bồng
Sôi bồng hình thành do nhồi nước hoặc tạo bọt. Nhồi nước là sự phun trào mạnh và bất ngờ của nước nồi hơi khi được mang theo hơi ra ngoài nồi hơi, và thường do nguyên nhân cơ học. Nó có thể gây ra cặn lắng trong và quanh van dẫn hơi chính trong một thời gian ngắn.
Tạo bọt gây sôi bồng bằng cách hình thành lớp váng trên nước nồi hơi, sau đó đi theo hơi ra ngoài. Sau một thời gian, cặn lắng do sự tạo bọt sẽ hoàn toàn bịt kín đường ngưng hoặc hơ