Hầu hết các công trình xanh hiện nay điều có hệ thống thông gió cơ khí cho công trình đó. Những công trình hiện nay rất kín, lượng không khí rò rỉ rất thấp điều đó đặt nên một vấn đề cấp bách về thông gió.
Thật không may , một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số lượng lớn các hệ thống thông gió cơ khí được thiết kế hoặc lắp đặt kém. Trong số các vấn đề chung:
- Quạt thông gió với lưu lượng thấp bởi hệ thống ống gió phức tạp, kích thước quá dài,…phụ thuộc vào việc của người tính toán thiết kế.
- Thông gió với tốc độ quá cao hoặc được sử dụng liên tục trong một ngày làm tổn phí năng lượng. Với những hệ thống tích hợp điều khiển thông minh sẽ điều khiển được sự hoạt động của hệ thống thông gió cùng các hệ thống khác trong tòa nhà, nhưng không phải công trình nào cũng được lắp đặt bởi chi phí rất lớn.
- Hệ thống thông gió làm lãng phí chi phí vận hành khi chọn thiết bị quạt không phù hợp.
Những điều ấy đặt ra một vấn đề làm thế nào để thiết kế một hệ thống thông gió thật sự hiểu quả và không làm lãng phí năng lượng.
Theo tiêu chuẩn thông gió của ASHRAE (Tiêu chuẩn 62.2) đưa ra con số về lưu lượng gió như sau: 7.5 CFM cho mỗi người cộng vơi 3 CFM cho mỗi 100 ft2 sàn.
Các hệ thống thiết kế thông gió theo TC ASHRAE sẽ có lưu lượng gió tương đối thấp. Ví dụ: Một nhà có 2000 ft2 sàn với 3 người sẽ cần 83CFM lưu lượng thông gió cơ khí nhưng với tiểu chuẩn chỉ 42.5 CFM. Từ đó, lưu lượng gió thông gió tương đối nhỏ nên hệ thống đường ống gió được lắp đặt kín nếu không kín sẽ không đảm bảo lưu lượng gió.
=> Điều này đặt ra, làm thế nào để chọn một lưu lượng phù hợp cho không gian thiết kế? Điều này phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: kinh nghiệm, người sử dụng, nhu cầu sư dụng,…
Với những kiểu kiến trúc mở có thể ưu tiên cho việc thông gió tự nhiên, tận dụng hướng gió để thiết kế ngôi nhà có hướng đón gió, hoặc tạo giếng trời,… việc này tương đối hiệu quả, tiết kiệm năng lượng.
Ngoài ra, nhà xưởng tập trung với lượng người lao động làm việc tương đối với lớn nên sự cần thiết thông gió để tạo ra một môi trường làm việc thuận lợi để đạt năng suất làm việc cao. Những tầng hầm để xe luôn chứa một lượng không khí độc hại lớn, cần phải thải bỏ và đưa không khí tươi vào bên trong để ổn định môi trường sống và làm việc.
Tóm lại, tùy vào kiến trúc công trình, khu vực khác nhau mà người thiết kế cần có phương án thông gió tốt nhất, lựa chọn một cách phù hợp các thông số thiết kế để đảm bảo không lãng phí năng lượng. Đối với hệ thống cấp giò tươi, cần lưu ý về vị trí và hướng lấy gió đặt biệt với những khu vực gần vùng biển.
Hầu hết các công trình hiện nay, hệ thống cấp gió tươi trực tiếp vào đuôi dàn lạnh. Đây là một phương án cấp gió tươi kết hợp với hệ thống ĐHKK đơn giản nhất nhưng cũng chứa những rủi ro nhất về đọng ẩm trong đường ống gió tươi. Một phương án giảm chi phí vận hành nhưng chi phí đầu tư cao là sử dụng các bộ hồi nhiệt. Phương án này có chi phí ban đầu thấp nhưng chi phí vận hành cao hơn. Chi phí đầu tư ban đầu không phụ thuộc vào thời gian nhưng chi phí vận hành phụ thuộc vào thời gian, điều đó có nghĩa là thời gian sử dụng ngắn thì phương án hồi nhiệt không kinh tế bằng phương án không hồi nhiệt, còn nếu thời gian sử dụng lâu dài thì hồi nhiệt sẽ mang lại giá trị kinh tế cao, tránh gây lãng phí năng lượng.