Bếp được xem là một nơi có nhiều ngồn nhiệt phát sinh nên khi hoạt động sẽ rất nóng, không khí không được mát mẽ làm con người khó chịu. Đối với nhà bếp của nhà hàng hay các nhà bếp công nghiệp với một lượng thức ăn lớn cần được nấu mỗi ngày, sự hoạt động của con người và các thiết bị sẽ tạo nên lượng nhiệt vô cùng lớn, khi đó lượng nhiệt ấy càng lâu càng tăng lên nếu không có hệ thống thông gió sẽ làm cho môi trường trở nên nóng nực. Đối với những khu bếp của những hộ gia đình nhỏ, biệt thự,… lượng thức ăn cần nấu mỗi ngày ít, những thiết bị này cũng ít sinh ra nhiệt nên môi trường không khí nhà bếp cũng không ảnh hưởng lắm nhưng cần có phương án thông gió để tốt cho sức khõe con người.
Những thiết bị nào nhiệt sinh ra nhiều nhất trong nhà bếp?
Lượng nhiệt làm cho không khí nóng nực, khó chịu trong nhà bếp chủ yếu được sinh ra bởi:
- Nhiệt sinh ra từ bếp nấu ăn.
- Nhiệt sinh ra từ thức ăn.
- Nhiệt sinh ra từ hoạt động của con người.
- Nhiệt sinh ra từ môi trường xung quanh (mặt trời,…).
- Nhiệt sinh ra từ các thiết bị khác.
Bởi có rất nhiều nguồn nhiệt như vậy cộng hưởng với không gian bếp nhỏ sẽ làm cho không khí nóng lên. Kéo dài tình trạng này trong thời gian nấu nướng sẽ cực kỳ nguy hiểm.
Trong những nguồn nhiệt trên nhiệt sinh ra lớn nhất là từ hoạt động của bếp nấu, không khí sinh ra ở đó không chỉ nóng mà chứa các khí độc hại đến sức khõe của con người như vậy chúng ta cần hút cục bộ lượng không khí này ra bên ngoài bằng các chụp hút khói bếp. Tùy theo số lượng bếp, hệ số đồng thời nấu ăn của các bếp, cao độ,… mà chúng ta sẽ tính toán ra kích thước cụ thể và quạt tương ứng cho từng chụp hút khói. Hiện nay, chụp hút khói bếp có rất nhiều mẫu mã khác nhau phù hợp cho cả không gian có yêu cầu thẫm mỹ đến không gian bếp công nghiệp.
Phương án thiết kế thông gió cho các nhà bếp như thế nào?
Bởi công trình kiến trúc là vô hình muôn dạng nên sẽ không có các bếp giống nhau nên việc thiết kế sẽ dựa trên cơ sở thiết kế cơ bản của kiến trúc và các thiết bị được bố trí của bên nội thất. Trên cơ sở lượng nhiệt sinh ra thông thường phương pháp thiết kế thông gió cho nhà bếp cũng giống như các khu vực khác là hút khí bên trong thải ra bên ngoài và cấp một lượng khí tươi mới từ bên ngoài vào để đảm bảo thông thoáng, bên cạnh đó kết hợp với hút cục bộ tại vị trí bếp sinh ra nhiệt lớn và chất độc hại.
- Đối với các nhà bếp gia đình thông thường và các bếp công nghiệp hay nhà hàng nhỏ ta sẽ hút cục bộ tại bếp bằng chụp hút khói bếp theo số lượng bếp mà ta tính được kết hợp cấp không khí tươi từ bên ngoài vào để không gian được thông thoáng.
Chụp hút khói bếp gia đình nhìn rất thẩm mỹ với nhiều chức năng
- Đối với các loại bếp công nghiệp, nhà hàng lớn với số lượng bếp nhiều ta cần bố trí chụp hút khói và cấp khí tươi xen kẽ nhau để tạo cảm giác thông thoáng cho đầu bếp nấu ăn. Lưu lượng không khí hút ra sẽ bằng lưu lượng không khí tươi cấp vào cộng lượng không khí trao đổi từ phòng kế bên. Thông thường có hai loại phương pháp thiết kế đó là thông gió dịch chuyển và thông gió hòa trộn.
Thông gió dịch chuyển
Thông gió hòa trộn
Chụp hút khói bếp nên thiết kế như thế nào?
Khi thiết kế chụp hút khói bếp ta cần tính toán lưu lượng thật chính sác để tránh tình trạng lưu lượng không được quạt hút hết ra bên ngoài mà còn trong môi trường không khí bếp sẽ dần dần lan ra xung quanh, không đảm bảo chất lượng. Khi thiết kế cần đảm bảo bố trí các chụp hút và cấp phù hợp để đảm bảo thông thoáng cho người đầu bếp đồng thời cần chú ý đến kích thước của chụp hút nên nhô ra bao nhiêu là tốt nhất.
Cách bố trí cho một hàng bếp
Cách bố trí cho hai hàng bếp
Kích thước chụp hút nhô ra ngoài nên nhỏ hơn hoặc bằng 300 mm
Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế thông gió cho khu bếp của bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi Công ty Cổ Phần SAVA M&E (SAVA M&E) để được tư vấn sử dụng một cách hiệu quả và chất lượng nhất bạn nhé.
Thông tin liên hệ: Công ty Cổ Phần SAVA M&E (SAVA M&E)
- Website: https://www.savame.com
- Email: [email protected]
- Điện thoại: 0909.460.850 (Mr.Đạt)
- Địa chỉ: 168/75 Đường D2, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM