Chu kì vệ sinh máy lạnh
Số lần vệ sinh máy lạnh định kỳ sẽ tùy thuộc vào môi trường và tần suất sử dụng trong năm, cụ thể như sau:
Đối với hộ gia đình: Khoảng 3 – 4 tháng/lần (nếu mở và sử dụng mỗi ngày) hoặc 6 tháng/lần (nếu sử dụng 3 – 4 ngày/tuần).
Đối với công ty và nhà hàng: Khoảng 2 – 3 tháng tùy vào môi trường có bụi bẩn ít hay nhiều.
Đối với các cơ sở kinh doanh, xí nghiệp, nhà máy, xưởng sản xuất: Vệ sinh hằng tháng vì máy hoạt động liên tục với tần suất cao.
Các bước vệ sinh máy lạnh tại nhà
Trước khi vệ sinh máy lạnh cần chuẩn bị:
Bơm tăng áp: Đây là máy bơm nước với áp suất cao dùng để xịt rửa các khe kim loại trên dàn nóng, lạnh. Chỉ cần cắm một đầu vòi vào chậu nước, đầu còn lại bấm nút để xịt nước bất cứ khi nào cần. Bạn có thể dùng bình xịt kính hoặc bình tưới cây để thay thế.
Túi nilon: Các dịch vụ vệ sinh điều hoà thường dùng máng tôn hoặc túi hứng nước bẩn dài tương đương giàn lạnh và có thể treo cố định vào giàn lạnh. Bạn có thể dùng 1 túi nilon lớn hoặc chế áo mưa thành 1 túi lớn sao cho có thể chứa nước bẩn trong quá trình xối rửa.
Các vật dụng khác: Tua-vít; nước sạch; nước rửa chén hoặc chất tẩy rửa để lau chùi dàn lạnh; khăn sạch hoặc túi nilon ngăn nước bắn vào các bo mạch.
Cách vệ sinh máy lạnh tại nhà:
Bước 1: Ngắt điện máy lạnh
Nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh máy lạnh, bạn hãy ngắt nguồn điện kết nối với máy lạnh.
Bước 2: Vệ sinh dàn lạnh
Trước tiên, bạn tháo quạt đảo gió, mở nắp máy lạnh theo chiều từ dưới lên trên và lấy tấm lọc bụi ra. Dùng tua vít tháo ốc cố định vỏ máy trên dàn lạnh. Sau đó, bạn dọn dẹp bụi bẩn.
Bạn dùng túi vệ sinh bao toàn bộ thân máy. Kế tiếp, bạn dùng dung dịch vệ sinh máy lạnh làm sạch các bộ phận trong dàn lạnh như cánh quạt lồng sốc, bộ lọc không khí và các bộ phận khác.
Bước 3: Vệ sinh dàn nóng
Bạn tháo vỏ bảo vệ ở mặt trước dàn nóng, dùng vòi xịt để rửa lớp bảo vệ này. Kế tiếp, bạn vệ sinh cánh quạt và những góc bị bám bụi bên trong.
Sau khi đã xịt rửa các bộ phận dàn nóng, bạn dùng khăn khô lau sạch sẽ. Bạn không nên xịt nước trực tiếp vào khu vực chứa bo mạch, dễ dẫn đến hư hỏng.
Bước 4: Kiểm tra gas máy lạnh
Bạn sử dụng đồng hồ đo gas chuyên dụng để kiểm tra gas máy lạnh, xem ống dẫn có bị rò rỉ hoặc máy lạnh có sắp hết gas không. Nếu gặp tình trạng này, bạn hãy liên hệ đến cửa hàng uy tín để khắc phục kịp thời.
Bước 5: Lắp lại các bộ phận vào máy lạnh
Bạn cần chắc chắn rằng các bộ phận của dàn nóng và lạnh đều lau khô sạch sẽ thì mới lắp lại. Bạn thực hiện ngược lại với bước tháo ra.
Đối với dàn lạnh: Lắp tấm lọc bụi vào vị trí cũ cẩn thận tránh làm rách lưới. Tiếp đó, lắp quạt đảo gió và đậy nắp máy lạnh theo chiều từ trên xuống dưới. Dùng tua vít vặn ốc cố định trên thân máy.
Đối với dàn nóng: Bạn lắp lại bỏ bảo vệ ở mặt trước sao cho các ngạnh trùng khớp với nhau.
Bước 6: Kiểm tra và vận hành máy lạnh
Bật cầu dao điện cho máy lạnh để hoạt động. Bạn đã hoàn tất quá trình vệ sinh máy lạnh khi thấy máy chạy êm và không phát sinh dấu hiệu bất thường, không có tiếng động lạ.
Chi với cách vệ sinh điều hòa tại nhà đơn giản trên đây là bạn có thể tự vệ sinh máy lạnh tại nhà và không cần thợ rồi. Bạn đừng lười nhé, nếu không muốn máy lạnh dùng chưa bao lâu đã bị “lên đường”.
Bạn cần mua hàng hay tư vấn thi công lắp đặt hệ thống điều hòa không khí với mức giá tốt nhất vui lòng liên hệ với SAVA M&E với thông tin liên hệ như sau nhé:
Thông tin liên hệ Công ty Cổ Phần SAVA M&E
- Website: https://www.savame.com
- Email: [email protected]
- Điện thoại: 0869 173 168 | Hotline: 0869 173 168 (Zalo, Facetime,..)
- Địa chỉ: 168/75 Đường Nguyễn Gia Trí, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM