– Hệ TTN là hệ thống dùng nước lạnh để làm chất tải lạnh trung gian. Nước lạnh được làm lạnh ở bình bay hơi từ 12oC xuống 7oC rồi được bơm đưa đến các dàn lạnh FCU hoặc AHU để làm lạnh phòng. Nhiệt thải ở thiết bị ngưng tụ có thể thải cho nước (Hệ TTN giải nhiệt nước) hoặc gió (Hệ TTN giải nhiệt gió).
– Năng suất lạnh của một Chiller có thể từ vài chục kW lên đến hàng vài chục ngàn kW.
– Những lĩnh vực ứng dụng hiệu quả: Các phân xưởng cần khống chế cả nhiệt độ và độ ẩm, làm việc liên tục 24/24h. Các tòa nhà cao tầng hoặc các công trình lớn có nhu cầu cấp lạnh 24/24h.
– Rất nhiều loại máy nén từ xoắn ốc, pittong, trục vít đến tuabin. Bình ngưng giải nhiệt nước (và tháp giải nhiệt), dàn ngưng giải nhiệt gió. Bình bay hơi làm lạnh nước, có tổn thất năng lượng cho môi chất trung gian
Bơm trong hệ thống Chiller
– Hệ thống phụ trợ: Tháp giải nhiệt và hệ thống bơm nước giải nhiệt, bình giãn nở và hệ thống đường ống, phụ kiện đường ống và hệ thống bơm nước lạnh
– Phương pháp sưởi vào mùa đông: Nếu dùng tháp giải nhiệt thì mùa đông phải dùng điện trở sưởi, hoặc dùng nồi hơi. Nếu là Chiller giải nhiệt gió thì có thể dùng bơm nhiệt
– Cần có phòng để đặt chiller và bơm nước các loại, phòng đặt AHU
– Cần có một đội công nhân vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên với trình độ cao vì phải kết hợp giữa Chiller với hệ thống tháp giải nhiệt, bơm nước lạnh, vận hành lò hơi,…
– Khó có thể tự động hóa do phải kết hợp giữa ba hệ thống là Chiller, bơm nước lạnh và bơm nước giải nhiệt.
Tháp giải nhiệt cho Chiller hãng Liangchi
– Khả năng chạy giảm tải khó hơn hệ VRV vì hệ Chiller đa số là được điều chỉnh năng suất lạnh theo bậc và chỉ chạy hiệu quả ở 60-100% tải, tuy nhiên hiện nay có một số Chiller biến tần.
– Đối với các tòa nhà văn phòng mà Chiller chỉ chạy trong giờ hành chính thì không có lạnh ngoài giờ hành chính cho các phòng có nhu cầu lạnh sau giờ hành chính, khi đó cần lắp thêm máy cục bộ cho các khu vực này.
– Tổn thất quán tính nhiệt lớn đối với các công trình văn phòng làm việc theo giờ hành chính. Nếu 8h bắt đầu làm việc thì phải chạy máy từ 7h30 để đưa nước lạnh từ nhiệt độ môi trường xuống 7oC. Đến 17h dừng máy thì sáng hôm sau toàn bộ khối nước lạnh đã nóng lên bằng nhiệt độ môi trường, chính vì vậy hệ Chiller phù hợp với các công trình có nhu cầu làm lạnh 24/24h
– Thường không thể tính tiền điện cho các hộ riêng biệt tiêu thụ riêng lẻ mà chỉ có thể tính khoán theo mét vuông sử dụng, không được rỏ ràng. Có khả năng tính tiền điện riêng biệt khi lắp đồng hồ nước lạnh nhưng phức tạp và ít chính xác vì nhiệt độ nước thay đổi.
– Không có khả năng mở rộng hệ thống vì các hệ thống đường ống nước, bơm nước đã cố định.
– Độ phức tạp của công tác vận hành bảo dưỡng sửa chữa cao vì có nhiều hệ thống như: lạnh, nước, lò hơi, hóa chất thiết bị tẩy rửa bình ngưng và tháp giải nhiệt,…
– Độ ồn lớn do máy nén lớn, bơm nước và tháp giải nhiệt lớn, tuy nhiên có thể khắc phụ. Tuổi thọ và độ tin cậy của máy nén cao vì chạy tốc độ thấp.
– Không có khả năng rò rỉ môi chất, Khả năng điều chỉnh nhiệt độ trong phòng điều hòa cao vì sử dụng rơle nhiệt độ điện tử.
– Có thể kết nối hệ thống quản lý tòa nhà BMS, khá cồng kềnh nên chiếm nhiều diện tích cũng như không gian lắp đặt cho thiết bị.
– Hệ TTN là hệ thống dùng nước lạnh để làm chất tải lạnh trung gian. Nước lạnh được làm lạnh ở bình bay hơi từ 12oC xuống 7oC rồi được bơm đưa đến các dàn lạnh FCU hoặc AHU để làm lạnh phòng. Nhiệt thải ở thiết bị ngưng tụ có thể thải cho nước (Hệ TTN giải nhiệt nước) hoặc gió (Hệ TTN giải nhiệt gió).