Mangan thường tồn tại song song với sắt trong nước ngầm. Cũng như sắt, mangan thường có trong nước ngầm dưới dạng ion Mn2+, nhưng với hàm lượng tương đối thấp, ít khi vượt quá 5mg/l. Tuy nhiên, với hàm lượng mangan trong nước lớn hơn 0,1mg/l sẽ gây nguy hại trong việc sử dụng, giống như trường hợp nước chứa sắt với hàm lượng cao.
Các phương pháp khử mangan
Phương pháp oxy hóa
Quy trình công nghệ cơ bản cũng giống như khử sắt bao gồm giàn mưa, lắng tiếp xúc và lọc. Riêng phần lọc do, do phản ứng oxy hóa mangan diễn ra chậm nên lớp cát lọc phải có bề dày 1,2 – 1,5m. Quy trình rửa lọc phải được lựa chọn trên cơ sở thực nghiệm chính xác, nhằm mục đích giữ lại một lớp màng Mn(OH)4 bao quanh hạt cát lọc làm màng xúc tác cho chu kỳ tiếp theo. Nếu rủa sạch hạt cát lọc thì vào chu kỳ lọc sau lại cần có thời gian để tạo ra lớp màng xúc tác mới (thường từ 5 – 10 ngày). Để đạt hiệu quả cao, vật liệu lọc nên dùng cát đen (đã được phủ một lớp đioxit mangan).
Phương pháp hóa học
Sử dụng các chất oxy hóa mạnh như clo, ozon, KMnO4 để oxy hóa Mn2+ thành Mn4+. Clo oxy hóa Mn2+ ở pH = 7 trong 60 – 90 phút clo đoxit (ClO2) và ozon (O3) oxy hóa Mn2+ ở pH 6,5÷7 trong 10 – 15 phút. Để oxy hóa 1mg Mn2+ cần 1,35mg ClO2 hay 1,45mg O3. Nếu trong nước có các hợp chất amoni thì quá trình oxy hóa Mn2+ bằng clo chỉ bắt đầu sau khi clo kết hợp với amoni thành cloramin và trong nước còn dư clo tự do. KMnO4 oxy hóa Mn2+ ở mọi dạng tồn tại (kể cả dạng keo, hữu cơ) thành Mn(Oh)4.
Phương pháp sinh học
Sử dụng vật liệu đã được cấy trên bề mặt một loại vi khuẩn có khả năng hấp thụ mangantrong quá trình sinh trưởng. Xác vi sinh vật chết sẽ được tạo ra trên bề mặt hạt vật liệu lọc một màng mangan oxit có tác dụng như chất xúc tác trong quá trình khử mangan.