HVAC Việt Nam

Kỹ thuật công nghệ hệ thống quản lý tòa nhà BMS

Hiện nay, hầu hết các tòa nhà cao tầng trên thế giới như: tổ hợp văn phòng, chung cư cao cấp, nhà băng, nhà chính phủ, tòa nhà sân bay, … đều được trang bị hệ thống Điều khiển & Quản lý toà nhà (Building Management System – BMS). Việc này góp phần quan trọng trong việc vận hành một cách hiệu quả và kinh tế các tòa nhà, bên cạnh đó, tăng cường một cách hữu hiệu các tính năng an toàn, an ninh.

quan ly toa nha

Các chức năng, phạm vi hoạt động của các hệ thống BMS là rất rộng lớn vì nó quản lý, điều khiển mọi hoạt động của các hệ thống kỹ thuật hạ tầng tòa nhà. Do đó, tùy theo yêu cầu, chức năng hoạt động của từng tòa nhà mà các hệ thống BMS cần phải được trang bị sao cho phù hợp.

Hệ thống BMS/BAS cung cấp các tính năng sau:

Thông qua việc tích hợp quản lý và điều khiển các hệ thống:

Thông qua đó, BMS/BAS điều khiển vận hành các hệ thống này một cách tối ưu, theo đúng yêu cầu của người sử dụng, nhằm đảm bảo tiết kiệm điện năng và giảm hao mòn máy móc, tăng tuổi thọ của thiết bị.

BMS/BAS cho phép trao đổi thông tin, giám sát giữa các hệ thống, quản lí tập trung và quản lí điện năng ở mức cao – Một hệ thống được tích hợp đầy đủ hệ thống thông tin, truyền thông và tự động hoá văn phòng. Đây còn gọi là các toà nhà hiệu năng cao, tòa nhà thông minh, tòa nhà xanh, tòa nhà công nghệ cao …

Hệ thống quản lý tòa nhà BMS (Building Management System) điều khiển và quản lý cho các hệ thống kỹ thuật trong tòa nhà như hệ thống điện, hệ thống cung cấp nước sinh hoạt, hệ thống điều hoà thông gió, hệ thống cảnh báo môi trường, hệ thống an ninh, hệ thống báo cháy – chữa cháy, giúp cho việc vận hành một tòa nhà trở nên hiệu quả, kịp thời. Với các yêu cầu như vậy hệ thống BMS có các tính năng chính như sau:

Hệ thống BMS bao gồm đầy đủ các chức năng:

Hệ thống BMS linh hoạt, có khả năng mở rộng với các giải pháp sẵn sàng đáp ứng với mọi yêu cầu. Với nhiệm vụ như vậy, hệ thống BMS bao gồm:

Tuy nhiên, tỷ lệ áp dụng hệ thống BMS ở Việt Nam còn thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do việc trang bị BMS đồng bộ cho một tòa nhà cao tầng rất tốn kém, chi phí đầu tư cao (chiếm khoảng 10 – 15% chi phí xây dựng tòa nhà). Bên cạnh đó, chi phí cho công tác bảo dưỡng, sửa chữa và duy trì hoạt động hệ thống cũng rất cao. Theo ông Nguyễn Minh An – Phó giám đốc Trung tâm TKNL, Sở Công Thương Hà Nội, nhiều DN gặp khó khăn trong việc thay đổi công nghệ mới để TKNL do vấn đề thiếu vốn đầu tư, trong khi Nhà nước mới chỉ hỗ trợ cho các DN đầu tư hệ thống thiết bị TKNL ở mức 30% tổng số vốn đầu tư cho dự án. Vì vậy, Chính phủ cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho các DN muốn đầu tư các thiết bị, giải pháp TKNL để giảm thiểu tiêu hao năng lượng của các tòa nhà, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Exit mobile version